Một cõi đi về...
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Keywords

Latest topics
» TLMN Chảy đi sông ơi
NS Văn Phụng  EmptySat Nov 14, 2015 6:33 am by Nẫu Xưa

» Nhạc sĩ Trần Tiến .
NS Văn Phụng  EmptyFri Oct 23, 2015 7:36 am by TCo

» Sol vàng: Đêm nhạc Đức Huy- Anh Khoa.
NS Văn Phụng  EmptyTue Apr 07, 2015 6:53 am by Nẫu Xưa

» Thuý Nga 113: Mừng tuổi mẹ.
NS Văn Phụng  EmptyTue Feb 17, 2015 7:41 pm by Nẫu Xưa

» Trịnh Nam Sơn
NS Văn Phụng  EmptyTue Jan 20, 2015 12:43 pm by Nẫu Xưa

» Đêm buồn- Ngọc Anh.
NS Văn Phụng  EmptySat Oct 05, 2013 12:32 pm by TCo

» Tình khúc cho em- Quỳnh.
NS Văn Phụng  EmptyTue Oct 01, 2013 6:47 pm by Nẫu Xưa

» Thơ các sư huynh NH.
NS Văn Phụng  EmptyWed Jul 17, 2013 12:46 pm by Nẫu Xưa

» Tình Cha.....
NS Văn Phụng  EmptyThu Jun 13, 2013 9:45 am by Nẫu Xưa

» Một mình - Quang Dũng.
NS Văn Phụng  EmptyThu May 16, 2013 8:05 pm by Mưa Xưa

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Affiliates
free forum


NS Văn Phụng

Go down

NS Văn Phụng  Empty NS Văn Phụng

Bài gửi by Đà Rằng Thu Jun 16, 2011 11:18 am

CỐ NHẠC SĨ VĂN PHỤNG


Nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại Hà Nội, trong một gia đình có 8 người con mà ông là thứ hai. Thuở ấy, phong trào âm nhạc cải cách (tân nhạc) mới du nhập vào Việt Nam và được giới trẻ nhiệt tình hưởng ứng. Văn Phụng đặc biệt có năng khiếu về tân nhạc nên được các giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng dìu dắt rất tận tình. 15 tuổi, ông đã nổi đình đám khi đoạt giải nhất độc tấu dương cầm với bản La Pirière d'une Viege tại Nhà hát Lớn Hà Nội, 16 tuổi ông đã thi đậu tú tài. Ngặt nỗi ông bố (vốn là thông phán) lại quá nghiêm khắc, ông cấm không cho cậu con trai đi theo phường "xướng ca vô loài" mà chỉ muốn con mình làm... bác sĩ, nhưng Văn Phụng theo học ngành y chỉ được một năm rồi bỏ học đi theo tiếng gọi của âm nhạc.

Năm 1948, Văn Phụng cho ra đời tác phẩm đầu tay Ô mê ly với tiết tấu sôi động, phấn chấn yêu đời Ô mê ly đời sống với cây đàn tình tình tang... Ô mê ly, mê ly đời ta. Ông thường cùng các bạn bè nam, nữ tụ tập đàn hát với nhau. Nếu như trong đám bạn trai, Văn Phụng như là một "chủ súy" bởi ngón đàn tài hoa thì trong đám bạn nữ vút lên một giọng hát rất đỗi "liêu trai" của Châu Hà, người thiếu nữ Hà Nội có mái tóc dài vẫn thường thả lỏng như một dòng suối. "Trai tài, gái sắc" cứ quấn quýt bên nhau, thế nhưng ông thông phán lại rất ác cảm với nghề xướng ca vô loài nên tìm đủ cách để ly gián tình yêu của con trai mình. Biết rằng gia đình Văn Phụng không chấp nhận mình, Châu Hà phẫn uất đi lấy chồng và theo chồng vào Sài Gòn để xa hẳn một quá khứ đẹp mà... buồn.

Châu Hà đi rồi, một thời gian sau Văn Phụng cũng được bố mẹ cưới vợ. Ông chấp nhận như là để khỏa lấp những trống vắng mà Châu Hà đã để lại cho mình. Vợ ông cũng là người Hà Nội nổi tiếng "đẹp người, đẹp nết" rất được bố mẹ chồng thương quý. Đến khoảng đầu thập niên 1950, vợ chồng Văn Phụng đã có 2 người con gái. Những tưởng mọi sự đã an bài, nhưng tình xưa đâu dễ quên... Tất cả những nỗi nhớ thương đều được ông đưa vào các ca khúc của mình Tìm đâu thấy liễu xanh xanh lả lơi. Hay đi tìm dòng suối tóc trên vai. Ghi trong khóe mắt u hoài hình bóng ai. Tôi thấy em một đêm thu êm ái... Người em gái đứng im trong hồi lâu. Tôi ngập ngừng lòng muốn nói đôi câu. Xin cho suối nước non ngàn tìm đến nhau. Như chúng ta đôi đời hàn gắn thương yêu... (Suối tóc - 1954).

Rồi không ngăn được tiếng gọi của con tim, Văn Phụng vào Nam. Châu Hà lúc này đã trở thành ca sĩ chuyên hát ở đài phát thanh và các phòng trà cùng thời với những Mộc Lan, Linh Sơn, Ánh Tuyết... Văn Phụng cũng mau chóng hòa nhập vào làng ca nhạc miền Nam. Không chỉ sáng tác ca khúc, ông còn thành lập ban tam ca nam đầu tiên ở Việt Nam với Văn Phụng - Anh Ngọc - Nhật Bằng (1953-1954). "Tình cũ không rủ cũng tới" nhưng... không phải dễ dàng gì bởi còn đó những trói buộc gia đình, còn những lời đàm tiếu, dị nghị chung quanh. Chính những lúc buồn nản nhất, Văn Phụng đã viết Tôi đi giữa hoàng hôn (1962) với điệu slow rock: Tôi đi giữa hoàng hôn, khi ánh chiều buông, khi nắng còn vương. Một mình tôi ngắm cánh chim lạc loài mà lòng thấy u hoài... Tôi thương nhớ ngày qua, trên bến Hoàng Hoa, trên những đường xa, thường thường hai đứa nắm tay nhau tươi cười, như thầm hẹn nhau mùa sau.... Ở Tôi đi giữa hoàng hôn không hề có sự yếm thế, bi thảm mà là một nỗi buồn lâng lâng, siêu thoát. nhẹ nhàng và trầm ấm đầy chất phương Đông: ...Dù cho mưa gió bên mái tranh nghèo. Dù cho nắng, dù cho sương khói mịt mờ, niềm tin yêu hằng xin mãi mãi không hề phai. Nhớ... Nhớ... Nhớ đêm nao trên bến Hoàng Hoa, hai đứa nhìn nhau, không nói một câu...

Chính tình yêu đó, cuối cùng, vượt qua mọi trở ngại, "Kim - Kiều" đã lại tái hợp, tạo nên một đôi uyên ương nổi tiếng trong làng ca nhạc Sài Gòn một thời. Văn Phụng - Châu Hà có với nhau 2 người con gái (với người vợ trước ông có 5 gái, 1 trai). Văn Phụng mất ngày 17/12/1999, để lại khoảng 60 ca khúc.


(Theo Thanh Niên)
Đà Rằng
Đà Rằng

Tổng số bài gửi : 302
Join date : 13/06/2011

Về Đầu Trang Go down

NS Văn Phụng  Empty Re: NS Văn Phụng

Bài gửi by Đà Rằng Thu Jun 16, 2011 11:19 am

Văn Phụng (1930-1999)

Nỗi Buồn Ai Hay Cùng Tôi

Trường Kỳ, VietNet 1999

Trong không khí tưng bừng, nhộn nhịp của mùa Giáng Sinh cuối cùng của thế kỷ 20, nhạc sĩ Văn Phụng sau năm ngày hôn mê đã vĩnh viễn ra đi vào ngày 17 tháng Mười Hai, 1999, vào lúc 6 giờ chiều, đúng một tuần trước ngày kỷ niệm Chúa sinh ra đời. Sau nhiều lần liên lạc qua điện thoại, từ Montreal và ngay từ thành phố nơi ông cư ngụ là Fairfax, Virginia, tôi đã được ông nhận lời dành cho một buổi nói chuyện tại căn nhà trong khu chung cư dành cho người lớn tuổi trên đường Typring. Nhưng rất tiếc đúng ngày hẹn, vào buổi sáng 29 tháng Tám, 1999, ông lại bị đưa khẩn cấp vào bệnh viện Fairfax, là nơi từ hơn một năm qua ông vẫn ra vào thường xuyên, có khi đến tuẩn lần mỗi tuần. Lại một cái hẹn nữa được ấn định vào buổi trưa ngày 7 tháng Mười, 1999 dành cho một cuộc nói chuyện qua điện thoại. Với một giọng mỏi mệt vì ông đã phải thức trắng đêm lo lắng cho bệnh tình của vợ ông là nữ danh ca Châu Hà, vào bệnh viện đêm hôm trước vì bị tức ngực. Mặc dù trong sự mỏi mệt và bi quan về bệnh tật, đôi lúc bản tính “ tếu” của ông vẫn lộ ra qua những câu nói khôi hài của một nghệ sĩ rất yêu đời, đầy lạc quan trước đó...


'Ô mê ly đời sống với cây đàn’

Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh tại Hà Nội năm 1930. Ngoài một người chị đã mất, ông còn hai người em trai, một người hiện ở tiểu bang Iowa và một người còn lại Việt Nam. Ông học bậc tiểu học ở trường Louis Pasteur, trung học ở trường Albert Sarrault. Là một học sinh rất xuất sắc, nên năm 16 tuổi ông đã đậu Tú Tài. Văn Phụng đam mê âm nhạc từ nhỏ và đã được hai giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng chỉ dẫn về nhạc khí này. Nhờ có một năng khiếu đặc biệt, vào năm 15 tuổi ông đã đoạt giải nhất về dương cầm trong một cuộc tuyển lựa tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Đến năm 1946, trong thời gian ở hậu phương ông đã được linh mục Mai Xuân Đĩnh chỉ dẫn thêm về nhạc, và sau đó tự học hỏi qua sách vở và “Cái gì không hiểu tôi cũng lò mò lấy tự vị, dictionnary ra học. Chỉ học lấy vì ông cụ đâu có cho học!”

Vì quá mê nhạc nên ông đã không học thêm về ngành y khoa sau khi đã theo học một năm theo yêu cầu của thân phụ, rất thích ông trở thành một bác sĩ vì “Ông cụ thời ấy khó lắm, chỉ có muốn tôi làm bác sĩ thôi, đâu có muốn tôi làm nhạc sĩ.”

Trước quyết định của Văn Phụng “Ông cụ bực lắm. Nhưng mà nhân thể tôi viện cớ là phải vào lính. Một là mình đi lính chiến, hai là mình đi lính nhạc. Mà lính nhạc thì nghe có vẻ dễ chịu hơn...Cầm súng, cầm siếc chán lắm.”

Đó là vào năm 1948, lệnh tổng động viên được ban hành, Văn Phụng gia nhập ban Đệ Tam Quân Nhạc, tiểu đoàn danh dự ở Hà Nội, cùng một thời kỳ với các nhạc sĩ Đan Thọ, Nhật Bằng, Nguyễn Túc, Nguyễn Hiền, Đan Phù, Vũ Thành, v.v. Ông được quân nhạc trưởng người Pháp gốc Đức là Schmetzer hướng dẫn và trở thành một trong những nhạc sĩ chuyên soạn hòa âm đầu tiên những nhạc phẩm Việt Nam dành cho dàn đại hòa tấu trên 80 người của ban Quân Nhạc.

Cũng vào năm 1948, trong niềm vui sống trong âm nhạc là con đường ông đã quyết định chọn lựa, Văn Phụng sáng tác nhạc phẩm đầu tiên “Ô Mê Ly” trở thành một nhạc phẩm rất quen thuộc cho đến nay. Ngoài việc sáng tác và hoạt động trong ngành quân nhạc, Văn Phụng còn trình diễn trong các vũ trường ở Hà Nội trong việc giải trí cho các quân nhân Pháp và “cũng kiếm thêm được tí tiền còm” như ông nói.



Ô mê ly dạo phím rồi ca vang

Khởi đầu cho sự nghiệp âm nhạc của mình với “Ô Mê Ly” vào năm 1948 và kết thúc với “Chán Nản” vào năm 1972, Văn Phụng đã sáng tác hàng trăm nhạc phẩm, trong số đó có rất nhiều nhạc phẩm đặc sắc như “Các Anh Đi” “Tình”, “Suối Tóc”, “Mưa”, “Tiếng Hát Với Cung Đàn” là “Tiếng Dương Cầm”, “Trở Về Huế” “Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn” v.v. Tuy ông nói cứ sáng tác “lai rai...chẳng có lúc nào mạnh, lúc nào yếu cả”, tuy nhiên trong thời gian từ 25 đến 45 tuổi được coi là thời kỳ sung mãn nhất, như ông nói: “Đời người ta từ khoảng 25 tuổi đến 45 tuổi là thời gian mạnh giỏi nhất. Mười lăm tuổi thì coi như chưa biết gì, coi như còn non. Hai mươi lăm tuổi mới biết được, thế rồi 35 tuổi thì khá hơn nhưng hơi bừa bãi một chút. Rồi đến 45 tuổi thì chín chắn. Năm mươi lăm tuổi là bắt đầu già rồi.”

Văn Phụng là một nhạc sĩ không chú trọng về việc phân loại những sáng tác của mình để “cứ làm đại thôi! Có hứng là làm, gặp cái gì làm cái đó”, đúng như lời nữ danh ca Châu Hà đã nói về người chồng nghệ sĩ của mình: “Ông ấy sáng tác lúc nào cũng được, cứ có hứng là làm, ngay như ngồi chợ Cầu Ông Lãnh cũng làm nhạc được.”

Nguồn cảm hứng đến với Văn Phụng bất chợt, như trong thời gian đầu quen biết với Châu Hà, ông đã sáng tác “Suối Tóc” để tặng người vợ tương lai của mình. Gặp trường hợp buồn của người bạn, ông đã viết “Em Mới Biết Yêu Đã Biết Sầu”, trong khi nhạc phẩm “Tình” được sáng tác chung cho mọi người, vì theo ông “của ai thì cũng bấy nhiêu chuyện. Mình đã già đời về tình ái rồi, đã biết được chữ Tình nó là cái gì.”

Khi được hỏi những nhạc phẩm nào khiến ông hài lòng nhất, Văn Phụng cho biết: “Nói đúng thì đối với tôi, bài nào tôi cũng hài lòng. Không có bài gì đặc biệt lắm. Nhưng cũng có một vài bài hơn hơn một chút, thí dụ như bài ‘Suối Tóc’ chẳng hạn, tôi thích lắm. Hay như bài ‘Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn’. Mọi người đều thích những bài đó. Gần đây nhất là bài “Chán Nản”, vào độ 72, 73 gì đó, thiên hạ thích lắm.”



Tình duyên đôi ta sẽ hòa, sẽ hòa như muôn tiếng hát với cung đàn

Tiếng hát Châu Hà và tiếng đàn Văn Phụng đã hòa cùng một nhịp điệu vào khoảng năm 56, 57, vài năm sau khi ông “ghé bến Sài Gòn”. Lúc đó Văn Phụng là nhạc trưởng tại đài phát thanh Quân Đội, nơi ông cộng tác một thời gian dài, cùng một lúc còn phụ trách một chương trình ca nhạc trên đài phát thanh Sài Gòn và đài Truyền Hình Việt Nam. Trong khi đó Châu Hà ở trong thời kỳ đầu tiên đi hát và hợp tác với một số chương trình ca nhạc trong đài phát thanh. Sau lần gặp gỡ Châu Hà, Văn Phụng sáng tác nhạc phẩm “Suối Tóc”, cho đến nay chỉ có tiếng hát Châu Hà mới diễn tả trọn vẹn được nhạc phẩm này và phần lớn những nhạc phẩm khác của Văn Phụng, cùng với tiếng hát của Kim Tước và Mộc Lan là những tên tuổi lớn trong thập niên 60 tại Việt Nam.

Đến năm 1963, Văn Phụng và Châu Hà thành hôn và đã có với nhau hai người con gái, đều cư ngụ tại Hoa Kỳ.

Năm 1978, gia đình Văn Phụng vượt biển đến một đảo ở Mã Lai. Sau năm, sáu tháng ở đây, gia đình ông đến tiểu bang Virginia, cư ngụ tại Fairfax cho đến nay. Sở dĩ Văn Phụng chọn Virginia vì ở đây là nơi cư ngụ của thân mẫu Châu Hà, một người em trai của ông và một số người thân thích khác. Ông không muốn sống ở California như đa số nghệ sĩ khác, hơn nữa “ơœ đây nó mọc rẽ ra rồi thành ra khó đi lắm.”



‘Tình là một chuyện muôn màu, tình là mình hạnh phúc thật mau’

Tự ví cuộc đời mình như cuộc đời một con bướm, Văn Phụng đã trải qua nhiều mối tình trước khi lập gia đình với Châu Hà. Đời ông là cả một sự bay bướm với những cuộc tình “loạn lên,” như ông nói cũng như đã xác nhận mình có số “đào hoa”. Quan niệm của ông về tình yêu đã được ông phơi bầy trong nhạc phẩm “Tình” là một bài “vừa ca ngợi vừa chán nản tình yêu” vì theo ông “Người ta vui vì tình cũng nhiều, người ta buồn vì tình cũng nhiều, cho nên nghĩa cái chữ tình nó khó lắm. Thật ra thì thí dụ như tôi hay chú, hay ai đó vừa mới gặp một nàng nào vừa mắt một tí là thấy trong lòng đã yêu rồi, mê rồi! Mê rồi thì đến lúc muốn gặp, muốn ôm lấy, muốn hôn, muốn làm tình, muốn làm đủ các thứ. Nhưng mà làm tình xong rồi sẽ có một thời gian bị buồn về những chuyện khác. Thường thường là như vậy. Ít khi nào có một cuộc tình mà bền bỉ và êm đềm suốt một đời. Thế nào nó cũng có sóng gió.”

Tuy “loạn lên” trong tình yêu, nhưng Văn Phụng chưa hề một lần đau khổ vì tình và “đặc biệt là không bao giờ bị thất tình gì hết cả. Không bị ai bỏ rơi hết cả. Chỉ có tôi bỏ rơi người ta thôi, chứ không có ai bỏ rơi tôi cả”.



‘Nỗi buồn ai hay cùng tôi, nỗi buồn xé nát tim tôi’

Nhưng vào những ngày tháng cuối đời, Văn Phụng đã mang một nỗi buồn lớn do bệnh tật gây nên. Ông cho biết bệnh ông là “các thứ bệnh... bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận, bệnh phổi, đủ hết các thứ”, đến từ sự tác hại của bệnh tiểu đường. Mặc dù vậy “mình cũng vẫn ăn uống, vẫn ăn phở, cà phê, cà pháo, cứ phây phây, cứ tưởng bở...”. Khi nói câu này Văn Phụng đã liên tưởng đến những buổi tụ tập nơi nhà nhạc sĩ Nguyễn Túc vào mỗi ngày thứ Năm, nơi thường xuyên có mặt những nghệ sĩ cùng thời với ông khác cùng cư ngụ một vùng như Nhật Bằng, Anh Ngọc, v.v. Do thói quen đó, tại đây những nghệ sĩ tên tuổi này đã đặt tên cho nhóm của họ là “Club Jeudi” tức “Hội Quán Ngày Thứ Năm” để cùng nhau ôn lại những kỷ niệm xưa của một thời vàng son bên nồi phở bốc khói và ly cà phê đậm đà do nhạc sĩ Nguyễn Túc “sáng tác” và “hòa âm”. Một hội viên của “Club Jeudi” đã vĩnh viễn rời xa bạn bè trong sự luyến tiếc của các “hội viên” còn lại với tất cả sự ngậm ngùi, nhớ về hình ảnh một người bạn yêu đời và vui nhộn ngày nào trong ban tam ca “Do Si La...”

Vào tháng Sáu năm 98, Văn Phụng được mời qua California tham dự một chương trình đặc biệt do ban hợp xướng Ngàn Khơi tổ chức để vinh danh ông. Lúc đó tình trạng sức khỏe của ông bắt đầu suy sụp để đến nỗi suýt bị té khi bước lên sân khấu mặc dù được nhiều người dìu đỡ, sau khi đã cẩn thận dặn dò một số bác sĩ thành viên của ban Ngàn Khơi phải đưa ông vào bệnh viện ngay trong trường hợp xẩy ra tình trạng nguy ngập. Ngay cả khi ngỏ lời trước khán giả, ông cũng bị lao đao, không vững. Và đó cũng là lần cuối cùng ông bước lên sân khấu trong cuộc đời nghệ sĩ của mình. “Đấy là bắt đầu từ tháng Sáu. Bắt đầu triệu chứng là nó như thế, nó lao đao, muốn té như là người sau rượu ấy. Vừa mới tháng Sáu năm ngoái thôi, còn phây phây. Về đến nhà thì bắt đầu tháng Mười năm 98 bị một cái heart attack, xụm ngay lập tức. Lúc bấy giờ như là cái cây rau luộc, đang tươi tốt như thế này, đem bỏ vào nước sôi một cái là ‘đi đoong’ đến như thế. Chán đời lắm.” Ông nói thêm với một giọng chán nản “Cho nên 55 đến 65 là bắt đầu ‘đi đoong.’ Như anh bây giờ 70, bắt đầu thành cái dẻ rách rồi” và kết luận với một niềm bi quan cùng cực: “Mình ốm đau một năm nay, chán lắm chú ơi! Xin lỗi chú, chú chưa gặp cái cảnh ốm đau như tôi thế này. Như tôi một năm nay cứ đi ra vào nhà thương như là đi chợ ấy. Gặp hết bác sĩ lại y tá, toàn như thế không thôi. Nó chán và buồn ghê lắm. Đến nỗi bây giờ tôi đau cái tay không đàn được, khổ ghê lắm và buồn chán lắm”. Chán đến nỗi, ông không còn hy vọng gì nơi những tiến bộ về y khoa vì “Khi nó đã ‘attack’ mình thì mình cũng như là cái miếng sắt đã rỉ rồi, không thể nào làm gì được khác cả. Chỉ có vứt đi thôi.” Ông còn ví von một cách khôi hài pha lẫn một sự buồn chán: “Trước đó không có triệu chứng gì ca.! Cứ vẫn phây phây như thường, y như cái xe mà đang chạy, bị nổ lốp đến đùng một cái là nó xẹp ngay xuống. Nói cho chú nghe là trong đời người ta nó có cái trường hợp nó buồn đến như vậy”. Nỗi buồn thấm thía nhất đối với Văn Phụng có lẽ là khi “nghe những cái tapes ngày xưa mình làm, ngồi nghe mà buồn lắm. Bây giờ tay trái đâu có đánh đàn được nữa. Tay trái nó gần như là tê bại, paralyzed”.

Theo lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Túc, Văn Phụng trước khi hôn mê một ngày, còn có mặt trong một tiệc cưới một gia đình người bạn thân tại nhà hàng Fortune ở Virginia. Và đó là lần xuất hiện cuối cùng của ông – một người theo đạo Tin Lành – trước khi được Chúa cất đi vào ngày 17 tháng Mười Hai năm 1999. Lễ phát tang của ông đã được tổ chức vào ngày 19 tháng Mười Hai tại Domaine Funeral Chapel ở Springfield để sau đó thi hài người nhạc sĩ tài hoa này sẽ được vĩnh viễn chôn vùi dưới lòng đất ngày 22 tháng Mười Hai.
Đà Rằng
Đà Rằng

Tổng số bài gửi : 302
Join date : 13/06/2011

Về Đầu Trang Go down

NS Văn Phụng  Empty Re: NS Văn Phụng

Bài gửi by Đà Rằng Thu Jun 16, 2011 11:20 am

Văn Phụng

Chúng tôi đã mất đi một người bạn và Việt Nam đã mất đi một thiên tài âm nhạc

Nguyễn Túc

Từ thập niên 50, 60, từ Hà Nội đến Saigon, nhạc Văn Phụng đã mang đến một nét mới lạ trong vườn nhạc Việt Nam. Qua các làn sóng phát thanh, các đài truyền hình, băng nhạc, các buổi trình diễn, phòng trà, dạ vũ... , các bản nhạc như Ghé bến Saigon, Suối tóc, Ô Mê ly, Trăng sáng vườn chè, Tôi đi giữa hoàng hôn, Yêu, Bức họa đồng quê.. ai nghe cũng mê thích vì nét nhạc khi vui tươi, lúc êm đềm, vài bản với hòa âm kiểu Âu Mỹ, kể cả lời ca cũng khác lạ với những bản nhạc thường nghe.

Từ năm 75 có cuộc di cư vĩ đại ra ngoại quốc, nhạc Văn Phụng lại càng được trọng dụng. Các ban nhạc có khi đổi lại nhịp điệu cho hợp thời trang: slow đổi thành pop,boston thành rumba v.v... , ai mà không thích Ái Vân ca nhạc dân tộc tính Trăng sáng vườn chè...

Tôi là bạn thân của Văn Phụng hơn 50 năm nay, nên biết rõ nhau từ thuở mới bước chân vào nghề nhạc, chưa có danh vọng tiền bạc, cùng thời với Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Phạm Duy, Phạm Nghệ, và vì thời cuộc cùng gia nhập ban Quân nhạc, ta gọi là "lính kèn", với Nguyễn Khắc Cung, Nhật Bằng, Ðan Thọ, Vũ Thành, Hoàng Trọng v.v... Chúng tôi cùng chia xẻ vui buồn, giúp đỡ nhau trong cuộc sống về nhạc, tuy nhiên không bao giờ tâng bốc nhau trong vấn đề nghệ thuật.

Hôm nay, Văn Phụng đã đi rồi, tôi viết ở đây vài giòng cảm nghĩ của tôi với người bạn vong niên mà tôi vẫn thần cảm phục, và tôi đã gán cho anh danh hiệu "thiên tài", không phải là không lý do, cũng như đối với vài nhạc sĩ Việt Nam khác. Hai chữ đó là chữ Hán nhưng chắc ai cũng hiểu là nói về những người đã được trời ban cho tài cán đặc biệt mà người khác không thể nào bằng trong một giới nào, nhất là về nghệ thuật. Tìm trong hàng triệu người mới thấy một Beethoven hay một Picasso .

Văn Phụng đã được trời ban cho tài, không những là một nhạc sĩ về sáng tác mà còn là một nhạc sĩ về hòa âm, trình tấu và kỹ thuật âm thanh. Quý vị nào đã chơi hay hiểu về nhạc thấy rằng chỉ giỏi trong một phương diện về nhạc không thôi cũng đã khó và phải có đủ điều kiện thiên phú, thời gian học hỏi, kinh nghiệm v.v...

Trước hết, về tài sáng tác, anh đã viết rất nhiều, bài nào thường cũng hay cả lời lẫn nhạc, nét nhạc và đầu đề thật là độc đáo nên ca sĩ nào cũng thích hát nhạc Văn Phụng.

Về tài trình tấu, Văn Phụng chơi nhạc trong ban Quân nhạc Ðệ tam Quân khu, đài phát thanh và Vô tuyến truyền hình Quốc gia và Quân đội, tại phòng trà và vũ trường nhiều năm ở Hà Nội, Saigon và Hoa Kỳ, sử dụng nhiều nhạc khí.

Tôi thích nhất là tiếng kèn clarinet của anh lả lướt êm dịu như của những nhạc sĩ Âu Mỹ có tiếng về jazz và ngón chơi piano đặc biệt của anh, với những lèo láy bay bướm hay những hợp âm mới lạ, lồng theo tiếng ca, khi anh đệm nhạc cho một ca sĩ.

Sau hết, về tài kỹ thuật âm thanh, Văn Phụng rất thành thạo cả về máy móc thâu thanh và các nhạc khí điện tử. Tôi còn nhớ một lần, sau khi mua một đàn điện synthetizer, có hơn 100 tiếng đàn khác nhau, anh đã xóa hết những tiếng cũ và thay vào trong đàn những tiếng theo thứ tự anh lựa chọn, một điều không dễ mà chưa bao giờ một nhạc sĩ mua đàn, mà lại mất công tự làm lại theo ý thích của mình. Hơn nữa, anh lại lấy một số tiếng đàn tây phương thay đổi, chuyển thành tiếng đàn ta như sáo tre, đàn tranh, đàn bầu ..

Vì thế, mỗi lần mua đàn điện mới, tôi cứ việc nhờ Văn Phụng đi mua cho tôi một chiếc đàn giống đàn của anh đã có và đã nghiên cứu rồi về chỉ lại cho tôi chơi ngay, nên tôi không phải mất công đọc sách chỉ dẫn. Tôi đã học hỏi nhiều ở anh nhữõng bước đầu về kỹ thuật và máy móc để thâu thanh.

Anh đã may mắn có nhiều kinh nghiệm về dụng cụ và kỹ thuật âm thanh khi anh làm việc tại đài phát thanh và cơ quan UFO Hoa Kỳ ở Việt Nam cùng đài TV56 PTA ở Virginia .

Nhân tiện, tôi xin phép quý vị kể vài cá tính của anh mà tôi biết đã giúp anh thành công trong đời nhạc sĩ của anh. Nhiều người có thiên tài chưa chắc đã thành công, nếu không thêm vào đó những cá tính hay, đặc biệt của mình.

Thứ nhất là Văn Phụng thật sự có một tâm hồn nghệ sĩ, một điều không bao giờ anh tự nói ra. Anh thích cây cỏ, thiên nhiên...Vài năm sau khi định cư tại Mỹ, anh mua được một căn nhà nhỏ ở đường Baclick, Springfield, Virginia . Anh thích thú trồng nhiều cây khác nhau, như 150 cây hoa hồng đủ các loại và biến mảnh vườn nhỏ của anh thành một tiểu thiên đàng, để sáng dậy sớm ngắm trời xanh, nghe chim hót, ngồi uống trà... Chính anh tự sửa sang vườn lấy, chăm sóc từng cây, nghiên cứu từng loại và anh kể là có lúc anh làm vườn cả ngày trong thời kỳ không có việc. Anh cũng thường nói nếu sau này được sống trong một căn nhà biệt lập trên núi, hoặc ở bãi bể, gần rừng cây để làm nhạc thì thật tuyệt. Giấc mơ đó đã muộn mất rồi!

Văn Phụng thường nói với nhiều người là ước gì cộng đồng Việt Nam thành lập được một Club giống như Country Club của Mỹ, nghĩa là một câu lạc bộ mà ngày nghỉ, gia đình, con cái, bạn bè đến tập họp ăn uống, vui chơi đủ môn giải trí, thể thao . Hơn nữa, câu lạc bộ còn có một sân khấu lớn đầy đủ âm thanh, đèn màu để tổ chức thường xuyên nhạc hội ca vũ nhạc Việt Nam, các đoàn ở xa đến đã có sẵn nơi trình diễn. Về cưới hỏi, câu lạc bộ có thể đảm nhiệm để lấy tiền. Các hội viên là những quý vị yêu nghệ thuật, sẽ đóng góp vài trăm một tháng, nếu cần Văn Phụng sẽ tình nguyện làm manager trông nom. Mỗi lần thấy Văn Phụng nói chuyện đó, tôi và Nhật Bằng thường cười với nhau, vì ước vọng của anh quá lớn, khó có thể thực hiện được.

Cá tính thứ hai của Văn Phụng là sự bền chí để đi đến tuyệt hảọ Anh tự thâu thanh lấy một nhạc phẩm của anh viết , soạn hòa âm và phối khí trên thị trường. Bức tranh lớn, (1.20m x 0.80m) có khi đến 5, 7 lần mà vẫn không nản, thú thật tôi thâu đến 2, 3 lần là phải nghỉ rồi . Anh chơi nhạc tại vũ trường từ xưa nên quen thức đêm, thường đến 1, 2 giờ sáng. Mỗi lần mua một đàn điện, anh thức đêm có khi mấy tháng để nghiên cứu cây đàn mới .

Cá tính thứ ba của Văn Phụng là sự cẩn thận rất mực. Ở nhà anh, bất cứ chỗ nào, nơi làm việc, kể cả trong nhà tắm, nơi nào cũng đầy những mảnh giấy nhỏ ghi bằng mực đậm những điều phải làm, có khi những ý nghĩ riêng của anh nữa. Anh rất có trách nhiệm khi đi trình diễn, bao giờ cũng có mặt trước 2 tiếng đồng hồ.

Một lần tôi đi chơi nhạc đám cưới với anh tại nhà hàng China Garden, bắt đầu lúc 7 giờ, thế mà Văn Phụng đã rủ tôi đi từ lúc 3 giờ chiều để sửa soạn đàn và thử âm thanh. Anh nói sớm còn hơn muộn, ở nhà thêm ít phút có hơn gì đâu. Việc gì cũng có thể xảy ra được, lỡ đi đường gặp tai nạn thì làm sao kịp giờ. Anh không thích ai đến nói chuyện trong khi anh chơi nhạc hay để ly nước trên mặt đàn dương cầm của anh. Trong phòng nhạc, anh tự đóng lấy nhiều kệ bằng gỗ rất đẹp, chạy chung quanh tường, để xếp đàn, sách nhạc, dàn âm thanh v.v...

Vài kỷ niệm và đức tính của Văn Phụng kể trên đây có thể là những điểm son của một người bạn tài hoa, vui tính, đáng mến mới vĩnh biệt chúng tôi và Việt Nam cũng mất đi một thiên tài âm nhạc.


Arlington, đầu năm 2000
Đà Rằng
Đà Rằng

Tổng số bài gửi : 302
Join date : 13/06/2011

Về Đầu Trang Go down

NS Văn Phụng  Empty Re: NS Văn Phụng

Bài gửi by Đà Rằng Thu Jun 16, 2011 11:22 am

Đà Rằng
Đà Rằng

Tổng số bài gửi : 302
Join date : 13/06/2011

Về Đầu Trang Go down

NS Văn Phụng  Empty Re: NS Văn Phụng

Bài gửi by Đà Rằng Thu Jun 16, 2011 11:23 am

Đà Rằng
Đà Rằng

Tổng số bài gửi : 302
Join date : 13/06/2011

Về Đầu Trang Go down

NS Văn Phụng  Empty Re: NS Văn Phụng

Bài gửi by Đà Rằng Thu Jun 16, 2011 11:23 am

Đà Rằng
Đà Rằng

Tổng số bài gửi : 302
Join date : 13/06/2011

Về Đầu Trang Go down

NS Văn Phụng  Empty Re: NS Văn Phụng

Bài gửi by Đà Rằng Thu Jun 16, 2011 11:24 am

Đà Rằng
Đà Rằng

Tổng số bài gửi : 302
Join date : 13/06/2011

Về Đầu Trang Go down

NS Văn Phụng  Empty Re: NS Văn Phụng

Bài gửi by Đà Rằng Thu Jun 16, 2011 11:25 am

Đà Rằng
Đà Rằng

Tổng số bài gửi : 302
Join date : 13/06/2011

Về Đầu Trang Go down

NS Văn Phụng  Empty Re: NS Văn Phụng

Bài gửi by Đà Rằng Thu Jun 16, 2011 11:27 am

Đà Rằng
Đà Rằng

Tổng số bài gửi : 302
Join date : 13/06/2011

Về Đầu Trang Go down

NS Văn Phụng  Empty Re: NS Văn Phụng

Bài gửi by Đà Rằng Tue Jun 28, 2011 10:19 am


Các anh đi


Ca sĩ : Hà Thanh


NS Văn Phụng  Trinh2

Các anh đi, ngày ấy đã lâu rồi
Các anh đi, đến bao giờ trở lại
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông
Làng tôi nghèo nho nhỏ ven sông
Gió bấc lạnh lùng thổi vào mái rạ
Làng tôi nghèo gió mưa tơi tả
Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi
Các anh về, mái ấm nhà êm
Câu hát tiếng cười rộn ràng trong xóm nhỏ
Các anh về, tưng bừng trước ngõ
Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con ở rừng sâu mới về
Làng tôi nghèo mái lá nhà tre
Các anh về không chê làng tôi bé nhỏ
Nhà lá đơn sơ... nhưng tấm lòng rộng mở
Nồi cơm nấu đỗ, Bát nước chè xanh,
Ngồi vui kể chuyện tâm tình xa xôi
Các anh đi... ngày ấy đã lâu rồi
Xóm làng tôi còn nhớ mãi
Hỡi đoàn người trai trẻ đấu tranh
Các anh đi... ngày ấy đã lâu rồi
Các anh đi... đến bao giờ trở lại !
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông...
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông...
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ trông



Đà Rằng
Đà Rằng

Tổng số bài gửi : 302
Join date : 13/06/2011

Về Đầu Trang Go down

NS Văn Phụng  Empty Re: NS Văn Phụng

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết